Question 33: Đáp án C
A. affect (v): tác động
B. effective (a): có hiệu quả
C. effect (n): tác động/ hiệu ứng/ hiệu quả
D. effectively (adv): một each có hiệu quả
Câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp. Chọn đáp án C vì cụm từ “take effect” là cụm kết hợp từ (collocation) và có nghĩa là: bắt đầu có tác dụng, tác động/ có hiệu lực/ ngoài ra, sau “take” cần có một danh từ làm tân ngữ, nên chỉ có thể chọn C - effect (n).
Trích bài: A new study into childhood amnesia has found that it tends to take effect around the age of seven.
Tạm dịch: Một nghiên cứu mới về hội chứng quên ở trẻ em đã cho thấy hội chứng này bắt đầu có tác động khi trẻ vào khoảng 7 tuổi.
Question 34: Đáp án B
A. unbalanced (a): điên loạn/ mất cân bằng
B. immature (a): non nớt/ chưa phát triển đủ
C. insufficient (a): không đủ nhiều/ thiếu
D. irrational (a): phi lý
Câu hỏi về từ vựng, căn cứ vào nghĩa để chọn đáp án B - immature.
Trích bài: Before the age of seven, children tend to have an immature form of recall with no sense of time and place in their memories.
Tạm dịch: Trước khi lên 7 tuổi, trẻ em thường có một kiểu nhớ lại non nớt, không có một chút nhận thức nào về thời gian và địa điểm trong trí nhớ của chúng.
Question 35: Đáp án A
A. besides (adv): ngoài ra/ thêm nữa
B. however (adv): tuy nhiên
C. therefore (adv): vì vậy/ thế nên
D. otherwise (adv): nếu không thì → dùng ở câu giả định
Câu hỏi về từ vựng, căn cứ vào nghĩa để chọn đáp án A - besides.
Trích bài: Faster rate of forgetting in children and higher turnover of memories means early memories are less likely to survive. Besides, memories of younger children tend to lack autobiographical narrative leading to a process known as “retrieval induced forgetting”
Tạm dịch: Tốc độ quên và tốc độ quay vòng trí nhớ nhanh hơn ở trẻ em đồng nghĩa với việc những kí ức đầu đời càng ít có khả năng tồn tại lâu. Hơn nữa, kí ức của những trẻ nhỏ hơn thường thiếu mất những tường thuật về bản thân mình, điều này dẫn tới một quá trình được biết tới với cái tên “quên để phục hồi”.
Question 36: Đáp án D
A. whom (đại từ): người mà - đóng vai trò làm tân ngữ chỉ người trong mệnh đề quan hệ
B. which (đại từ): cái mà - đóng vai trò làm chủ ngữ và tân ngữ chỉ vật trong mệnh đề quan hệ
C. when (trạng từ): khi mà - đóng vai trò làm trạng ngữ thời gian trong mệnh đề quan hệ
D. where (trạng từ): ở đó - đóng vai trò làm trạng ngữ nơi chốn trong mệnh đề quan hệ
Câu hỏi về ngữ pháp. Chọn đáp án D vì trong mệnh đề quan hệ “___________the action of remembering causes other information to be forgotten” đã có đủ chủ ngữ, động từ, và tân ngữ nên chỉ cần có một trạng ngữ nữa điền vào chỗ trống. Ngoài ra, “retrieval induced forgetting” không phải là danh từ chỉ thời gian, mà nó chỉ một quá trình trừu tượng (có thể coi như một nơi xảy ra sự việc) nên chọn D- where.
Trích bài: memories of younger children tend to lack autobiographical narrative leading to a process known as “retrieval induced forgetting” where the action of remembering causes other information to be forgotten.
Tạm dịch: kí ức của những trẻ nhỏ hơn thường thiếu mất những tường thuật về bản thân mình, điều này dẫn tới một quá trình được biết tới với cái tên “quên để phục hồi”, ở đó, hành động nhớ khiến cho các thông tin khác bị quên lãng đi
Question 37: Đáp án B
A. turning (v): quay đi/ xoay chuyển
B. making (v): làm ra/ khiến
C. transferring (v): di dời/ chuyển/ chuyển nhượng
D. getting (v): lấy được/ hiểu được
Câu hỏi từ vựng. Chọn đáp án B - making vì cụm từ “make it” là cụm cố định và có nghĩa là: thành công trong việc đi đâu đó/ thành công trong việc làm gì đó/ sống sót thành công/ cố gắng vượt qua khó khăn.
Trích bài: Consequently, if childhood memories can survive into the ninth or tenth year of life, they may stay a chance of (37)___________it into adulthood.
Tạm dịch: Vì thế cho nên, nếu những kí ức tuổi thơ có thể tồn tại đến năm thứ 9 hoặc thứ 10 của cuộc đời, chúng rất có thể sẽ có cơ hội sống sót thành công và song hành đến lúc lớn.